1. Tránh sợ hãi
Do phụ nữ mang thai thiếu kiến thức cơ bản về sinh nở cho nên đến khi chuyển dạ sinh có tâm lý sợ hãi. Trạn thái tâm lý này không những ảnh hưởng đến việc ăn uống mà còn mất khả năng làm cho cơ thể nhanh chóng có được trạng thái sẵn sàng chờ đợi chuyển dạ sinh một cách thoải mái nhất, từ đó ảnh hưởng đến việc sinh đẻ bình thường. Thai phụ nên biết trong điều kiện trị liệu hiện đại, nếu chăm chỉ khám thai sẽ dự liệu gần như 100% sự an toàn của sinh đẻ.
2. Tránh lo lắng
Một vài thai phụ chưa đến ngày sinh dự kiến đã thấp thỏm không yên, sinh trước 20 ngày hoặc sau 13 ngày so với ngày dự kiến là bình thường, không cần lo lắng. Tốt nhất trong tháng cuối của thai kỳ, bạn nên đi khám thai hàng tuần và tuân theo chỉ dẫn của bác sỹ.
3. Tránh việc chỉ đạo thiếu chu đáo
Không ít thai phụ quá qua loa đại khái, đến lúc sắp sinh vẫn “bình chân như vại”. Do chuẩn bị không đáo đến lúc sinh thường lúng túng dễ mắc sai lầm.
4. Tránh mệt mỏi
Thai phụ đến giai đoạn cuối thời kỳ mang thai nên vận động vừa phải, giảm cường độ công việc, đặc biệt phải chú ý nghỉ ngơi nhiều, giữ cho tinh thần thoải mái, đến lúc sinh mới dồi dào tinh lực.
5. Tránh lười vận động
Mặc dù gần đến ngày sinh cơ thể thai phụ thường rất nặng nề và mệt mỏi nhưng bạn không nên nghỉ ngơi thái quá, kết quả điều tra cho thấy, thời gian nghỉ trước khi sinh kéo dài, ít vận động sẽ dẫn đến khó sinh.
6. Tránh buồn phiền
Vì một vài lý do nào đó trong cuộc sống, trong công việc hoặc trong chính quá trình mang thai làm cho một số phụ nữ mang thai gần đến ngày sinh tinh thần uể oải, thậm chí âu sầu, buồn bực, tinh thần như vậy sẽ ảnh hưởng không tốt đến thai kỳ.
7. Tránh cô đơn
Trong tình trạng bình thường, thai phụ gần đến ngày sinh thường xuất hiện những lo lắng, cô đơn nào đó, hoặc một vài thai phụ do điều kiện sống xa người thân, đặc biệt là sống xa chồng thì thường dễ cô đơn, tủi thân khi nghĩ đến ngày sinh đẻ cận kề. Cảm giác này có thể ảnh hưởng lớn đến quá trình sinh đẻ. Vì vậy, bạn cần tìm cách giải tỏa tâm lý tốt nhất, hãy thường xuyên chủ động liên lạc với những người thân của mình, đặc biệt là chồng của bạn để được sự chia sẻ và an ủi. Nếu vì một số lý do nào đó mà bạn không có người an ủi bạn thường xuyên thì bạn hãy tìm đến các diễn đàn dành cho phụ nữ mang thai hoặc tìm đến các trung tâm tư vấn tâm lý để được chia sẻ. Và bạn đừng nghĩ là mình đang cô đơn vì có một người đang ở rất gần bạn, luôn bên bạn và đồng hành cùng bạn cũng như mong chờ sự chia sẻ tình cảm của bạn đó chính là đứa con trong bụng bạn.
8. Tránh tình trạng thiếu năng lượng và dinh dưỡng cần thiết
Khi chuyển dạ cần tốn rất nhiều sức lực, do đó sản phụ sắp sinh phải ăn uống đầy đủ dinh dưỡng và cung cấp đủ các năng lượng cần thiết. Không được để bụng đói sẽ rất mệt mỏi, không đủ sức cho hành trình chào đời của bé.
9. Tránh đi xa
Trước ngày sinh dự kiến khoảng nửa tháng, sản phụ không được đi xa để tránh xảy ra sự cố trên tàu xe.
10. Tránh lạm dụng thuốc
Khi chuyển dạ sinh nở, đau bụng là hiện tượng bình thường, sản phụ và người thân không được tự mình dùng thuốc giảm đau hay một số loại thuốc khác vì sẽ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng.