Như các thông tin đại chúng hiện nay cung cấp thì Đái tháo đường (ĐTĐ) được biết đến là đại dịch của thế kỉ 21, là bệnh không lây truyền có tốc độ phát triển mạnh nhất, là nguyên nhân gây tử vong đứng thứ 4 vì các biến chứng nặng nề như đột quỵ, suy thận, mù lòa, cắt cụt chi….từ đó làm giảm dần chất lượng sống của người bệnh còn với bà bầu nó ảnh hưởng tới thai nhi và bản thân thai phụ. Tỷ lệ bệnh đái tháo đường trong thai kỳ chiếm 3 – 5% số thai nghén.
ĐTĐ là bệnh có thể có hoặc không có biểu hiện tùy theo loại ĐTĐ (túyp 1 và túyp 2). Vậy phải làm sao để nhận biết mình bị đái tháo đường hoặc đã bị thì kiểm soát ra sao?
Một số dấu hiệu kinh điển và yếu tố nguy cơ có thể dẫn tới ĐTĐ típ 2 như:
- Luôn có cảm giác khát, muốn uống nhiều nước.
- Người luôn có cảm giác mệt mỏi, ăn nhiều nhưng vẫn sút cân.
- Vết thương khó lành.
- Béo phì (thừa cân), tăng huyết áp, mỡ máu.
- Ít vận động, chế độ ăn không hợp lý.
- Tiền sử gia đình có người bị đái tháo đường, tiền sử đái tháo đường thai kỳ.
Đái tháo đường thai kỳ thường khởi phát trong thời kỳ mang thai và chấm dứt sau khi sinh, xuất hiện lần đầu tiên lúc mang thai, tăng nguy cơ phát triển sau này thành ĐTĐ thực sự, loại ĐTĐ này không có triệu chứng vì vậy, điều quan trọng vẫn là kiểm tra đường huyết định kỳ trong các lần khám sức khỏe, với bà bầu thì siêu âm định kỳ, xét nghiệm đường huyết để phát hiện ĐTĐ vào tuần thai từ 24 – 28, quản lý thai nghén chặt chẽ.
Với phụ nữ mang thai thì điều quan trọng là phải kiểm soát đường huyết trong cả 2 giai đoạn trước khi mang thai và trong suốt thai kỳ.
Để làm được điều này, bạn cần một chế độ điều trị giúp cân bằng chế độ ăn uống, tập thể dục và tiêm insulin. Bạn cũng cần kiểm tra đường huyết thường xuyên và lưu lại các kết quả xét nghiệm. Với mức đường huyết gần như bình thường và một chế độ chăm sóc y tế tốt, bạn sẽ không có bất cứ vấn đề gì trong thai kỳ, như vậy sức khỏe của em bé cũng tốt như con của những bà mẹ không mẳc bệnh đái tháo đường.
Bắt đầu trước khi mang thai
Bạn hãy kiểm soát tốt đường huyết của bạn trước khi mang thai. Lý tưởng nhất là bạn nên kiểm soát đường huyết tốt trong khoảng từ 3 – 6 tháng trước khi bạn dự tính có thai.
Chăm sóc trong những tháng của thai kỳ:
- Kiểm tra đường huyết của bạn nhiều lần theo lời khuyên của bác sĩ, có thể lên đến 8 lần mỗi ngày bao gồm cả đường huyết sau các bữa ăn. Bạn nhớ ghi lại các kết quả đường huyết
- Tuân thủ chế độ ăn uống và tập thể dục
- Chỉ thay đổi chế độ ăn uống và tiêm insulin theo lời khuyên của bác sĩ.
- Bạn cần dùng thêm insulin trong thai kỳ và nếu bạn đang dùng thuốc uống điều trị đái tháo đường bác sĩ sẽ chuyển bạn sang dùng insulin trong suốt thai kỳ
Khi mang thai
- Trong suốt thai kỳ bạn có thể cần phải thay đổi chế độ ăn uống theo tư vấn của bác sĩ để tránh tình trạng đường huyết quá cao hay quá thấp.
- Hãy trao đổi với bác sĩ về chế độ tập luyện của bạn. Hãy hỏi bác sỹ xem bạn có thể duy trì chế độ tập luyện hiện tại liệu có an toàn nếu bạn bắt đầu tập luyện thể dục sau khi mang thai.
- Làm xét nghiệm đường huyết ở thời điểm 24 – 28 tuần.
- Thông thường bác sĩ sẽ khuyên bạn không nên chuyển sang 1 chế độ tập luyện tích cực mới sau khi bạn bắt đầu mang thai
- Các bài tập tốt nhất là đi bộ, tập thể dục nhịp điệu nhẹ nhàng, bơi lội hay thể dục nhịp điệu dưới nước
- Thông thường phụ nữ bị đái tháo đường nên sinh ở bệnh viện
Sau khi sinh
Để có thể chăm sóc tốt em bé bạn cần phải chăm sóc tốt bản thân mình. Giữ những thói quen đã giúp bạn duy trì mức đường huyết tốt trong suốt thời gian mang thai:
- Ăn nhẹ trước khi cho bú
- Phải luôn có thức ăn hay kẹo bên cạnh giúp xử lý khi bị hạ đường huyết trong lúc cho bú
- Uống đủ nước
- Hỏi bác sĩ để có chế độ ăn uống tốt/
Nếu đường huyết trong thai kỳ được kiểm soát thì gần như nguy cơ dị tật, nguy cơ mắc đái tháo đường của thai nhi gần như là không có, bà mẹ vẫn có thể có một thai kỳ như bao người bình thường mang thai khác, vẫn có thể chăm sóc bé, cho bé bú như bình thường.
Đừng chờ đợi, hãy tư vấn với bác sĩ của bạn khi có kế hoạch mang thai, chăm sóc thai trong suốt thai kỳ.