Điều này có thể do rất nhiều nguyên nhân khác nhau, và ứng với mỗi nguyên nhân thì sẽ có một cách khắc phục riêng. Vì vậy, bài viết sau xin điểm qua top 10 nguyên nhân và 10 cách khắc phục tình trạng hay khóc đêm ở bé. Các mẹ cùng tham khảo và để biết cách “ứng phó” vời trường hợp này khi gặp phải nhé!
Khi chăm sóc trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ chắc mẹ sẽ vô cùng lo lắng khi bé thường xuyên quấy khóc vào ban đêm. Vì thế, đừng quên điểm qua Top 10 nguyên nhân và cách khắc phục gây nên tình trạng này được chia sẻ dưới đây mẹ nhé!
1/ Khó chịu khi mọc răng
Khi bé mọc răng thì thường sốt nhẹ và có cảm giác đau ở nướu, nên khiến bé khó chịu và quấy khóc vào ban đêm. Trong trường hợp này, mẹ nên dùng một ít đá lạnh chườm lên má của bé, để giúp bé cảm thấy dễ chịu hơn. Tuy hơi vất vả, nhưng cách này sẽ giúp bé yêu ngủ ngon và sâu hơn. Khi răng bé đã nhú hoàn toàn ra bên ngoài, thì tình trạng này sẽ tự nhiên “biến mất” nên mẹ không cần quá lo lắng.
2/ Do tè dầm
Khi chăm sóc trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, mẹ sẽ không ít lần tỉnh giấc vì bé yêu tè dấm và khóc thét lên. Điều này, là do nước tiểu khiến bé ngứa ngáy, khó chịu và khóc chính là cách để bé thông báo với mẹ. Lúc này, mẹ chỉ cần thay tã cho bé, và nhẹ nhàng vỗ về bé, thì bé sẽ thôi khóc và nhanh chóng chìm vào giấc ngủ.
3/ Bé bị nghẹt mũi
Thời tiết hanh khô sẽ rất dễ khiến bé bị nghẹt mũi, nên chuyển sang hít thở bằng miệng. Việc này sẽ khiến cổ họng bé bị khô dẫn đến ho khan gây khó chịu nên quấy khóc. Để hạn chế tình trạng này, khi chăm sóc trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị nghẹt mũi, mẹ nên thường xuyên rửa mũi cho bé bằng nước muối sinh lý. Điều này, sẽ giúp làm sạch và giữ ẩm cho khoang mũi nên bé sẽ thở dễ dàng và ngủ ngon giấc hơn.
4/ Do nhiệt độ phòng
Quá lạnh hoặc quá nóng cũng có thể khiến bé khó chịu, ngủ không ngon giấc và quấy khóc. Vì vậy, mẹ nên điều chỉnh nhiệt độ phòng sao cho thích hợp nhất. Và nhiệt độ thích hơp với bé, là nhiệt độ mà mẹ cảm thấy dễ chịu và đủ ấm. Tuy nhiên, khi đi ngủ mẹ nhớ đắp thêm chăn hoặc cho bé mặc thêm quần áo dài tay, để bảo vệ hệ miễn dịch còn “mỏng manh” của bé.
5/ Do những tác nhân gây dị ứng
Một số tác nhân như phấn rôm, mùi thuốc lá, mùi sơn, mùi nước hoa… có thể khiến mũi bé khó chịu và ngứa ngáy. Nếu điều này xảy ra vào ban đêm, thì bé thường quấy khóc và giật mình. Nếu vì lý do này, thì mẹ nên vệ sinh nơi ngủ của bé sạch sẽ, thông thoáng và hạn chế sự “có mặt” của các yếu tố trên thì tình trạng khóc đêm của bé sẽ nhanh chóng được khắc phục
6/ Do tiếng ồn
Tiếng ồn hoặc âm thanh lớn sẽ khiến bé dễ bị giật mình, cảm thấy bất an và “quấy khóc” để “cầu cứu” mẹ. Nên để giúp con yêu say giấc, mẹ nên lựa chọn chỗ ngủ cho bé thật yên tỉnh và thông thoáng. Mách nhỏ với mẹ là, mẹ nên mở một bài nhạc nhẹ nhàng với âm lượng vừa phải khi bé ngủ, để giúp bé thư giản tinh thần và ngủ ngon hơn.
7/ Tiêu hóa không tốt
Khi chăm sóc trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, nếu mẹ thấy bé khóc vào ban đêm mà bụng phình to hay đánh rắm thì rất có thể là do bé bị đầy bụng, ăn không tiêu. Trường hợp này, mẹ nên đưa bé đến gặp bác sĩ để được hướng dẫn cho bé sử dụng các loại thuốc hỗ trợ tiêu hóa. Chỉ cần tình trạng này được cải thiện, thì hiện tượng khóc đêm của bé cũng sẽ được “chấm hết”.
8/ Rời mẹ đột ngột
Mẹ hay người giữ bé thường xuyên tiếp xúc với bé nhất (ông bà, bảo mẫu…) đột ngột xa nhà khiến bé bé cảm giác bất an, lo lắng nên khóc đêm. Trong trường hợp này, mẹ (hoặc người thân) nên vỗ về, an ũi bé một cách nhẹ nhàng để bé được cảm thấy “an toàn” và nhanh chóng thích ứng với hoàn cảnh mới.
9/ Những biến đổi theo tâm trạng của người lớn
Các bé nhỏ thường rất dễ bị ảnh hưởng bởi tâm trạng của người lớn. Nên khi mẹ tức giận, lo sợ, buồn bã thì bé cũng sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới tâm trạng của bé. Và điều này, khiến bé luôn bất an, lo lắng kể cả khi ngủ. Khi chìm vào giấc ngủ, có thể bé liên tưởng tới những cảm xúc đó nên “lo sợ”, giật mình và quấy khóc. Bí quyết để mẹ khắc phục tình trạng này, là hãy chăm sóc trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ trong tâm trạng tươi vui, ân cần, yêu thương để bé luôn cảm thấy “an toàn” và ấm áp kể cả khi ngủ.
10/ Hoạt động quá mức
Hệ thần kinh của các bé nhỏ chưa phát triển hoàn thiện nên khả năng ức chế còn kém. Nên nếu ban ngày mà bé hoạt động quá sức, thì ban đêm não bộ của bé vẫn còn duy trì trạng thái hưng phấn khiến bé đột nhiên la khóc khi đang ngủ. Vì vậy, mẹ nhớ là không nên cho bé hoạt động quá mức vào ban ngày, để giấc ngủ vào ban đêm của bé được sâu và ngon hơn nhé!
Ngoài những nguyên nhân trên, thì cũng có một số bệnh lý khiến bé thường xuyên quấy khóc về đêm. Nếu bé hay khóc đêm mà mẹ không tìm được lý do thì tốt nhất là mẹ nên đưa bé đến gặp bác sĩ, để bác sĩ thăm khám cho bé để tìm ra nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả nhất.
Chúc các bé luôn vui khỏe ^^