Thông thường, lượng ối của thai nhi liên tục tăng và ở tuần thứ 38, lượng ối chuẩn vào khoảng 1 lít. Thai nhi sẽ nuốt nước ối thải qua cơ thể giống như cơ chế đi tiểu. Đây là cách em bé kiểm soát lượng nước ối quanh mình.
Nhưng khi em bé không nuốt nước ối, lượng ối xung quanh có thể tăng nhanh chóng. Và khi lượng ối vượt qua mức 2 lít được gọi là dư ối (hay đa ối). Với những trường hợp dư ối nghiêm trọng, lượng ối có thể tới 3 lít, nhiều gấp 3 lần so với chỉ số bình thường.
Dư ối khi mang bầu thường xảy ra tuần 30 của thai kỳ, tuy nhiên có trường hợp thai 20 tuần đã xuất hiện đa ối. Dư ối thường gây nên các biểu hiện thai nghén như: khó tiêu, ợ nóng, táo bón, phù chân, tĩnh mạch giãn.
Khi đi kiểm tra, bác sĩ sẽ khó nghe nhịp tim thai. Siêu âm có thể khẳng định chính xác trạng thái dư ối qua việc đo ối ở 4 điểm quanh em bé để tính chỉ số ối (AFI). Chỉ số thường khi nằm ở khoảng 10 – 25cm trong giai đoạn thứ 3 của thai kỳ. Vì thế nếu AFI vượt ngưỡng 25cm nghĩa là bạn mắc dư ối. Chỉ số AFI càng cao, tình trạng dư ối càng nghiêm trọng. Không chỉ gây sinh non, dư ối còn khiến sản phụ đối mặt với việc mổ bắt con, băng huyết nguy hiểm.
Xử lý rút ối
Trong khoảng 2/3 trường hợp dư ối không tìm ra nguyên nhân. Các nguyên nhân ở mẹ có thể do mẹ mắc tiểu đường, mang bầu sinh đôi cùng trứng và hai em bé mắc hội chứng dẫn truyền. Sự bất thường nhiễm sắc thể như hội chứng down hay nếu nhiễm trùng các loại khuẩn lậu, giang mai, thai phụ cũng có thể dẫn đến hiện tượng dư ối.
Cũng có khi dư ối do một biến chứng nào đó ở em bé đã ngăn cản ối đi qua thực quản khiến bé không thể nuốt nước ối. Trong trường hợp nghiêm trọng, sản phụ cần can thiệp để rút bớt nước ối nhằm giảm nguy cơ sinh con hoặc nhau thai rời khỏi thành tử cung.
Quá trình rút ối tiềm ẩn nhiều rủi ro như làm tăng nguy cơ nhiễm trùng và có thể gây chuyển dạ. Khi rút ối, lượng nước ối cũ được lấp đầy nên mẹ phải tiếp tục rút ối để cân bằng lượng nước ối bình thường. Với những trường hợp nhẹ và không tìm ra nguyên nhân gây đa ối, tình trạng đa ối có thể sẽ tự trở nên tốt hơn theo tiến trình thai kỳ.
Nếu trục trặc về ối được xác định từ bé như hội chứng dẫn truyền ở bé sinh đôi chẳng hạn, bạn sẽ được kê thuốc làm giảm lượng nước tiểu mà em bé thải ra. Trong điều kiện bé có bất thường cần phẫu thuật, mẹ sẽ được chỉ định sinh sớm để bảo toàn tính mạng cho trẻ tối đa.
Cách đối phó
– Nghỉ ngơi nhiều hơn
– Ăn một lượng nhỏ thường xuyên
– Không nằm xuống sau bữa ăn
– Không ăn trước khi ngủ
– Ngủ kê cao gối
– Tránh thực thẩm và đồ uống như chất béo, cà phê, rượu.